HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Thứ hai - 06/07/2020 11:57 106 0

Sáng 6-7, Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức Hội nghị trực tuyến Sơ kết công tác Thông tin và Truyền thông 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020.

Tham dự hội nghị có các đồng chí Lãnh đạo Bộ, đại diện đơn vị chuyên trách về CNTT các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Sở TT&TT các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, hội, hiệp hội trong ngành ICT cùng đông đảo các phóng viên báo chí trung ương và thành phố Hà Nội.  Tại điểm cầu Bình Định, các đc lãnh đạo Sở, lãnh đạo Văn phòng và các Phòng CNTT&BCVT, Thanh tra Sở, Phòng TT BCXB, lãnh đạo Trung tâm CNTT& TT có mặt tham dự đầy đủ. Từ 8h đến 9h, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cùng các đc lãnh đạo Bộ và đại biểu ở điểm cầu 18 Nguyễn Du Hà Nội tham quan khu triển lãm các nền tảng chuyển đổi số và trải nghiệm 5G “Make in Vietnam”. Đầu chương trình Hội nghị, đại biểu được xem Video Clip về những hoạt động nổi bật của Ngành TT&TT 6 tháng đầu năm 2020. Thứ trưởng Bộ TT& TT Phan Tâm trình bày Báo cáo (bằng slide) định hướng, mục tiêu trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020; tiếp theo là Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Huy Dũng trình bày báo cáo chuyên đề về Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, chuyển đổi số chính là cuộc chuyển đổi từ không gian quen thuộc truyền thống (mặt đất, biển, bầu trời, vũ trụ) lên không gian mạng. Chuyển đổi đầu tiên là mức độ số hóa thông tin. Cao hơn nữa là số hóa một quy trình nghiệp vụ và mức cao nhất là mang cơ quan, tổ chức từ môi trường truyền thống lên môi trường mạng. Tiến trình chuyển đổi số có điều kiện diễn ra nhanh hơn trong 5 năm gần đây do cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0); những nét chính của Chương trình chuyển đổi số quốc gia mới được Thủ tướng phê duyệt tại , theo đó, 3 trụ cột chính là Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số.

 

Điểm cầu truyền hình trực tuyến Sở TT&TT Bình Định

 

Cục trưởng Cục Báo chí Nguyễn Thanh Lâm trình bày báo cáo chuyên đề về việc thực hiện Quy hoạch báo chí, kinh tế báo chí. Vừa qua, trong đại dịch Covid-19, cóa những đặc điểm là: Thay đổi cách làm việc và nhìn nhận nhiều mặt của đời sống xã hội (cả báo chí); Làm việc trực tuyến nhiều hơn, sử dụng băng thông cho công việc nhiều hơn, giải trí tại nhà, xem tin tức nhiều hơn…; Vai trò của báo chí rõ nét hơn; Nhiều điểm bất tiện: không thanh tra, xử phạt trực tuyến được. Cục trưởng trình bày, cách làm cũ của báo chí là: Tập trung chủ yếu vào quản lý Nội dung thông tin;  Ít chú ý tới Kinh tế báo chí: Nhiệm vụ nặng nề, nhưng nguồn lực thì hạn chế; Hiểu chưa đúng về khái niệm “Tự chủ” tài chính trong báo chí;  Chưa nhìn nhận Báo chí truyền thống trong mối quan hệ tổng quan với Hệ sinh thái truyền thông xã hội;  Nặng về “Định tính” hơn “Định lượng”: Không có số liệu đo đạc;  Nặng về mục tiêu “Quản lý”, Nhẹ về định hướng “Phát triển”.  Cách làm mới là: Muốn quản lý được thì phải nhìn thấy được ;  Đặt báo chí ở vị trí trung tâm trong một tổng thể các phương thức truyền thông phong phú của ngành TT& TT: Báo chí, Thông tin Cơ sở (loa đài phường xã), Mạng xã hội trong nước, Tin nhắn ngắn, thông tin cảnh báo qua nhạc chuông nhạc chờ... ;  Kinh tế báo chí: Yếu tố quyết định thành công của Quy hoạch báo chí; Nhà nước phải là “Khách hàng lớn” của Báo chí: Nhà nước đặt hàng báo chí để tăng khả năng tự chủ của Cơ quan báo chí.

 

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng điều khiển Lễ công bố hoàn thành Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Bộ Thông tin & Truyền thông,  Chương trình giành thời gian cho việc Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng Nguyễn Văn Phương công bố Quyết định  khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai các giải pháp công nghệ số phòng, chống dịch Covid-19.

 

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh 6 định hướng lớn của Ngành TT&TT: 1- Bưu chính trở thành hạ tầng mạng lưới đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu. 2- Viễn thông trở thành hạ tầng số, bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng và hạ tầng điện toán đám mây. 3- Ứng dụng công nghệ thông tin trở thành chuyển đổi số. 4- An toàn thông tin với sứ mệnh làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng. 5- Công nghiệp ICT với sứ mệnh Make In Vietnam. 6- Báo chí truyền thông với sứ mệnh khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng. Một số việc trọng tâm cần làm ngay Bộ trưởng cũng nhấn mạnh 8 việc lớn cần làm ngay:  1- Các đơn vị chuyên trách về CNTT của bộ, ngành và địa phương tham mưu cho các bộ ngành và địa phương ra nghị quyết chuyên đề của cấp uỷ và chiến lược chuyển đổi số của cấp chính quyền, ngay trong năm 2020 này. 2- Các cục và trung tâm CNTT của các bộ ngành đề xuất bổ sung thêm nhiệm vụ và nghiên cứu phương án đổi tên thành cục chuyển đổi số hoặc trung tâm chuyển đổi số. Bộ TT&TT cũng sẽ đề xuất CP, TTg CP về việc này. 3- Các bộ, ngành và địa phương đặt mục tiêu đưa dịch vụ công lên trực tuyến đạt 100% mức độ 4, chậm nhất là năm 2021. 4- Hỗ trợ 100% các địa phương triển khai nền tảng kết nối liên thông dữ liệu (LGSP). 5- Hỗ trợ 100% các hệ thống CNTT của các cơ quan chính quyền phải thực hiện bảo vệ 4 lớp, ngay trong năm 2020 này. 6- Mỗi người có một điện thoại thông minh. 7- Mỗi hộ gia đình có một đường internet cáp quang tốc độ cao. 8- Phát triển các doanh nghiệp triển khai ứng dụng công nghệ số tại các địa phương.

 

Nếu như 6 tháng đầu năm là kiểm soát đại dịch, thì 6 tháng cuối năm là bứt phá vươn lên. Ngành TT&TT cần nhận lấy những sứ mệnh mới trước Đất nước, góp phần đưa Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, trở thành nước phát triển vào năm 2045, khi nước Việt Nam mới tròn 100 năm./.

 

NTM

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây